Cấu tạo nhạc cụ trống cơm

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm Leave a comment

Trống cơm là loại trống xuất hiện sớm ở Việt Nam từ thời nhà Lý ở thế kỷ thứ 10. Trống cơm có tên gọi bắt nguồn từ việc dùng cơm nếp xoa vào mặt trống để định âm; hay còn gọi là làm cho ấm tiếng. Trống cơm hiện nay vẫn còn giữ được giá trị và trở thành một trong những loại nhạc cụ cổ truyền độc đáo được yêu thích. Tuy nhiên am hiểu về loại trống này thì không phải ai cũng nắm bắt được. Vậy thì hãy cùng Phong Vân tìm hiểu về cấu tạo nhạc cụ trống cơm ngay sau đây nhé!

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm

Trống cơm có thiết kế 2 mặt trống hình tròn bằng nhau có đường kính từ 15 cho đến 17cm. Trống có hai mặt bịt da và được cố định chắc chắn bằng dây mây hay da. Cách buộc hai đầu trống rất khéo léo từ đầu trống bên này và sang đầu trống bên kia. Trong các loại trống cơm thông thường; kích thước của tang trống sẽ dao động trong khoảng từ 56 đến 60cm.

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm Cấu tạo nhạc cụ trống cơm

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm khá đơn giản trông giống với các loại trống thông thường. Hai đầu trống hơi khum lại. Tuy nhiên điểm khác biệt lại nằm ở kích thước và đường kính của các đoạn tang trống. Đường kính tang trống ở giữa thường lớn hơn đường kính mặt trống. Thông thường, trống cơm sẽ được sơn bằng gam màu đỏ nổi bật hoặc để mộc. Người chơi trống thường sử dụng cơm nóng để trét vào giữa trống để định âm. Độ trầm bổng của âm thanh sẽ được quyết định bởi độ dày của cơm. Nếu cơm được trét nhiều trống sẽ có âm trầm và ngược lại nếu ít cơm thì cơm sẽ có âm cao.

Xem thêm: Bán trống cơm biểu diễn

Cấu tạo nhạc cụ trống cơm đã được Phong Vân thể hiện rõ trong bài viết. Để mua những chiếc trống cơm đẹp và chất lượng; hãy liên hệ ngay với Phong Vân để có được mức giá ưu đãi nhé!

PHONG VÂN – UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *