Đàn tỳ bà trạm rồng phụng
Đàn tỳ bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông. Qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tuỳ theo từng vùng hoặc từng quốc gia và mẫu Đàn tỳ bà trạm rồng phụng do chính người Việt Nam sản xuất tại xưởng nhạc cụ dân tộc Phong Vân.
– Đàn tỳ bà 4 dây nylon.
– Gỗ : Thân gỗ thao lao. mặt đàn gỗ thông.
– Trạm Rồng , Phụng phía sau lưng đàn.
– Sơn màu nâu gỗ
– Tặng bao đựng đàn , dây đàn
– Bảo hành 12 tháng
– Giao hàng trên toàn quốc.
– Nguồn gốc và thông tin về đàn tỳ bà:
Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi.
Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn.
Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
Tỳ bà có nhiều loại, song hầu như tất cả đều có thân đàn hình quả lê, mặt đàn thường làm từ gỗ bào đồng hay gỗ phượng hoàng; phần lưng thân đàn làm từ gỗ hồng sắc, gỗ gụ hoặc gỗ đàn hương đỏ.
Cần đàn cong hoặc thẳng tùy theo loại. Đầu cần chạm khắc những biểu tượng lạc quan theo quan điểm Trung Quốc, có thể gắn thêm những hạt đá chất lượng tốt.
Loại ở đây dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm.
Ban đầu, tỳ bà có cần đàn 4 phím (gọi là tương 相) nhưng đến đầu nhà Minh nhạc cụ này có thêm những phím bằng tre (gọi là phẩm 品) trên miếng gỗ tăng âm, giúp mở rộng âm vực.
Số phím đàn tăng dần từ 10, 14 hay 16 trong thời nhà Thanh, sau đó tăng lên 19, 24, 29 và 30 trong thế kỷ 20.
Những phím đàn hình nêm trên cần đàn ban đầu là 4, sau đó được nâng lên là 6 cũng trong thế kỷ 20.
Loại tì bà 14 hoặc 26 phím đàn được bố trí gần như tương ứng với quãng một cung và nửa cung trong nhạc phương Tây.
Tính từ chốt nâng dây (nut) trên cần đàn, cao độ sẽ là 1 cung -1/2 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung -1 cung – 3/4 cung- 3/4 cung -1 cung – 1 cung – 3/4 cung – 3/4 cung, (vài phím có giọng 3/4 cung hoặc “giọng không rõ ràng”).
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm.
Phần cần đàn có gắn 4 hoặc 5 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương.
Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau.
Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn,
hoặc sử dụng gân bò, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép.
Loại tỳ bà truyền thống có 16 phím trở lên kém phổ biến dần, mặc dù nó vẫn được dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản .
Loại tỳ bà hiện đại dài khoảng 96 cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung.
Bốn dây đàn chỉnh giọng A, d, e, a, với âm vực rộng từ A đến g3. Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ se.
Trong triều đại nhà Đường, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về sau mới thay bằng miếng gảy lớn.
Trong thập niên 1950, dây thường được làm bằng thép bọc nilon hoặc dây kim loại, giúp giọng tỳ bà tươi sáng và sôi nổi hơn, có vẻ tương tự giọng mandolin.
Tuy nhiên, dây kim loại gây trở ngại là khó gảy bằng móng tay hơn, vì thế người ta thường sử dụng móng giả để chơi đàn.
Móng giả thường làm bằng làm bằng nhựa hoặc mai rùa.
Tỳ bà có khả năng diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc khác nhau,
thường được dùng trong dàn nhạc lớn của Trung Quốc hay đệm cho nhạc kịch.
Ngày nay người ta còn sử dụng loại đàn này trong cả nhạc pop và rock.
Đàn có bốn dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô – Fa – Sol – Đô1 hoặc Sol -Đô1 – Rê1 – Sol1.
Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.
Theo cách tính và quan niệm của người Trung Quốc, đàn tỳ bà dài 36 thốn (đơn vị đo), số 3 tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, 4 dây tượng trưng cho 4 mùa.
Một số hình ảnh khác:
PHONG VÂN – UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU.
Mã sản phẩm: | DTB-TRP |
Kích thước | dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm |
Xuất xứ: | Việt nam |
Chất Liệu: | gỗ thao lao, mặt gỗ thông |
Màu sắc: | nâu đậm |
Bảo hành: | 12 tháng |
Giao hàng: | Toàn quốc |
Không có đánh giá